Giống với người lớn, trẻ cũng phải chịu những tác động nhất định từ môi trường. Ngoài ra, trẻ còn phải chịu tác động từ chính sự thay đổi trong bản thân trẻ. Hai điều này tạo nên những giai đoạn khủng hoảng của trẻ - một trong những nguyên nhân được coi là tạo ra những hành động không đúng đắn cuả trẻ và nếu không kịp thời uốn nắn sẽ tạo ra hệ quả không tốt cho sự phát triển về sau của trẻ.
Các giai đoạn khủng hoảng/ nhạy cảm của trẻ
Trong cuốn sách Tâm lý học lứa tuổi do Vygotsky - nhà Tâm lý học Văn hoá – Xã hội lỗi lạc người Nga, có những đóng góp to lớn cho Tâm lý học thế giới, làm chủ biên (1932 – 1934) đã nghiên cứu và đề cập tới một phạm trù trong việc phân chia các giai đoạn theo tuổi phát triển của trẻ em được gọi là “Các giai đoạn khủng hoảng/nhạy cảm”.
Ông đã nghiên cứu dựa trên một số công trình phân chia giai đoạn tuổi của trẻ em của các tác giả như: Gretrixon, Blonxki, A.Gezel, A.Buzeman, Jean Piaget....cũng với những quan điểm của ông, đã đưa ra nhiều lý thuyết đáng chú ý. Trong đó, ông có phân chia và chỉ ra một số các giai đoạn khủng hoảng khác nhau kèm với đặc điểm của mỗi giai đoạn đó.
Trong bài viết này, sẽ đi sâu và nghiên cứu kĩ về "khủng hoảng tuổi" - kiểu khủng hoảng được coi là phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ.
Trong bài viết này, sẽ đi sâu và nghiên cứu kĩ về "khủng hoảng tuổi" - kiểu khủng hoảng được coi là phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ.
Khủng hoảng tuổi
Trong nhiều nghiên cứu có đề cập và chia khủng hoảng theo các độ tuổi khác nhau. Nhưng thật sự ranh giới để phân chia mở đầu và kết thúc khủng hoảng với các lứa tuổi kế cận hầu như không xác định được. Điều này phụ thuộc vào sự phát triển cũng như tâm sinh lý của mỗi trẻ nên sẽ có những trường hợp bố mẹ thấy đặc điểm hoàn toàn không giống với con mình. Thêm nữa, khủng hoảng xuất hiện không rõ – rất khó để xác định thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Vì vậy, bài viết này sẽ không đi theo từng giai đoạn độ tuổi rõ ràng mà sẽ đi theo những đặc điểm chung nhất cho "khủng hoảng tuổi" tạo nên để bố mẹ có thể linh hoạt với trẻ của mình hơn.
Phần lớn trẻ em trong giai đoạn khủng hoảng thường rất khó để giáo dục, luôn tỏ ra bướng bỉnh và không nghe lời. Trẻ dường như trượt ra ngoài hệ thống tác động của giáo dục học hay những quy chuẩn mà bố mẹ và thầy cô đã xây dựng ở thời gian trước. Trong giai đoạn khủng hoảng ta thường thấy thành tích học tập của trẻ giảm sút, khả năng tập trung kém, ít duy trì được sự hứng thú lâu dài. Điều này bố mẹ không nên hoàn toàn trách trẻ mà cần phải thấu hiểu khi cuộc sống nội tâm trể đang có sự bất ổn, có những mâu thuẫn xuất hiện với thế giới xung quanh. Và tính chất căng thẳng của khủng hoảng thường diễn ra vào giữa giai đoạn lứa tuổi này.
Trẻ bộc lộ tính chất “đi ngược lại” của sự phát triển, nghĩa là : Hoạt động của trẻ hướng tới “Bản năng chết” - thực hiện các công việc có tính chất “phá hoại” hơn là “xây dựng”. Đặc điểm này khác biệt gầng như ngược lại với đặc điểm ở các lứa tuổi ổn định. Đồng thời, trẻ không xuất hiện những hứng thú mới, những dự định mới, dạng hoạt động mới...trong đời sống nội tâm của mình. Sự phát triển dường như là tắt dần đi và tạm dừng lại ở giai đoạn này.
Khủng hoảng lứa tuổi vừa mang tính tiêu cực – vừa mang tính tích cực. Là động lực để thúc đẩy sự phát triển của trẻ, là cơ hội cho bố mẹ để “lợi dụng” một số đặc điểm nhạy cảm của trẻ với từng loại kiến thức trong các giai đoạn cụ thể.
Với một số đặc điểm mà Vygotsky nêu ra trùng khớp với những “nỗi đau đầu” mà phụ huynh và giáo viên thường gặp phải khi trẻ bước vào các giai đoạn khủng hoảng. Để giải quyết chúng không thể có một "phương pháp" nào hiệu nghiệm hay tác dụng ngay tức thì mà đòi hỏi bố mẹ và thầy cô phải kiên nhẫn cũng như khéo léo để giúp trẻ nhận thức đúng đắn hành động của mình.