Bố mẹ luôn băn khoăn không biết làm sao để nuôi dạy trẻ cho đúng, loay hoay tìm những phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại có hiệu quả nhưng bố mẹ không biết rằng điều quan trọng nhất chính là bố mẹ phải hiểu rõ được con mình. Chỉ có hiểu rõ trẻ, biết được vấn đề trẻ đang gặp phải, bố mẹ lúc này mới tìm được phương pháp phù hợp và áp dụng một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến khủng hoảng tâm lý của trẻ được đưa ra để bố mẹ tìm hiểu.
Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến khủng hoảng tâm lý của trẻ được đưa ra để bố mẹ tìm hiểu.
1. Khủng hoảng sơ sinh (2 tháng – 1 tuổi )
Trong giai đoạn này cũng có thể là một dấu mốc đối với trẻ khi trẻ bắt đầu phải thích nghi với những điều hoàn toàn mới so với giai đoạn trước. Bởi trẻ đã gần như hoàn thiện toàn bộ cái yếu sinh lý như nói, đi, và đặc biệt là nhận thức một cách rõ ràng hơn về thế giới xung quang. Sự thay đổi môi trường sống mới đòi hỏi ở đứa bé khả năng thích nghi cao. Giai đoạn này là một sự chứng thực và khẳng định mạnh mẽ về sự phát triển và tạo sinh cái mới. Đứa bé xuất hiện những cấu trúc mang tính mới hoàn toàn, phát triển những kỹ năng mang tính mới lạ với trẻ - đây cũng chính là những khó khăn và thách thức mà đứa bé gặp phải trong giai đoạn này.
Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng và đặc biệt là không nổi nóng với trẻ. Hãy cùng giúp con hoàn thiện bản thân và thích nghi với những thay đổi mà con đang phải tiếp nhận.
Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng và đặc biệt là không nổi nóng với trẻ. Hãy cùng giúp con hoàn thiện bản thân và thích nghi với những thay đổi mà con đang phải tiếp nhận.
2. Khủng hoảng 1 tuổi (1 – 3 tuổi) - khủng hoảng tuổi ấu thơ
Theo các nghiên cứu khoa học, vai trò của người mẹ được đưa lên cao, các đặc điểm của đứa trẻ trong mối quan hệ Mẹ - Con được coi là đặc điểm chính. Đứa trẻ tạo lập sự tin tưởng vào thế giới thông qua việc xây dựng mối quan hệ với người Mẹ. Con mắt của trẻ lúc này được tạo dựng thông qua con mắt của người mẹ.
Sự ôm ấp, yêu thương, vỗ về của người Mẹ giúp trẻ xây dựng niềm tin vào thế giới xung quanh và tạo lập sự tự tin của bản thân mình với thế giới. Ngược lại sự thờ ơ, xa lánh, thiếu dẫn dắt hoặc sự gắn bó một cách thái quá của người Mẹ với Con gây nên ở nội tâm trẻ một sự thiếu tin tưởng hoặc bất an đối với thế giới bên ngoài. Bởi vậy, sự khủng hoảng ở giai đoạn này chính là: Khủng hoảng niềm tin trong việc xây dựng mối quan hệ với thế giới quan thông qua hình ảnh người Mẹ. Nên bố mẹ chỉ cần chú ý hành động của mình một chút, biết cách khéo léo trong việc cư xử với trẻ thì mọi việc đã hoàn toàn được giải quyết.
3. Khủng hoảng tuổi lên 3 (3 – 6 tuổi)
Giai đoạn này đặc trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ và bất ngờ trong nhân cách và nội tâm của đứa trẻ. Lúc này, con mắt của trẻ không còn đơn thuần thông qua "người mẹ" nữa mà trẻ đã có cái nhìn riêng, suy nghĩ riêng cho mình. Quan trọng hơn, trẻ dám thể hiện suy nghĩ khác và cá tính của mình. Thông thường, bố mẹ sẽ thấy trẻ thể hiện tính ngang ngạnh, khó dạy bảo, thất thường và tự tiện. Một số quy tắc đã được Phụ huynh và Giáo viên thiết lập cho trẻ ở giai đoạn trước đều gần như bị phá huỷ ở Khủng hoảng tuổi lên 3.
Trong giai đoạn này, trẻ có sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về bản thân mình, bắt đầu thoát ra khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của mối quan hệ Mẹ - Con. Đứa trẻ bắt đầu biết sử dụng những từ ngữ để diễn tả sự ham muốn cũng như sự “tự thức”, nhận ra mình trong đám đông và các mối quan hệ.như: Con muốn, cho Con, của Con, của Bạn, của Mẹ...
Lúc này trẻ đã gần như thoát khỏi sự áp đặt hay ra lệnh từ phía phụ huynh và giáo viên, Con nhận ra vai trò – quyền lực của mình trong mối quan hệ với bạn bè – người lớn. Trẻ có nhu cầu to lớn và mạnh mẽ trong việc khẳng định cái tôi cá nhân, khẳng định bản thân, thường thể hiện bằng việc chống đối hoặc làm ngược lại ý muốn của người chăm sóc. Đồng thời, những trẻ này đã gần như đạt được sự hoàn thiện trong các hoạt động vận động thô, các cơ bắp của trẻ có sự lớn mạnh, trẻ bộc lộ nhu cầu vận động cao...thể hiện ở việc trẻ rất ưa những hoạt động chạy nhảy, không chịu ngồi im hoặc hay bị phân tán sự chú ý trong khi học tập.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, giai đoạn này vai trò của thầy cô và bố mẹ càng quan trọng. Nếu không biết cách khéo léo điều chỉnh, trẻ sẽ phát triển theo hướng bản năng và có phần chưa đúng đắn do nhận thức của trẻ chưa được hoàn thiện. Bố mẹ càng cố áp đặt trẻ, càng cứng rắn với trẻ ở giai đoạn này sẽ càng phản tác dụng. Bố mẹ nên hiểu rõ hơn con muốn gì để buông, nắm đúng lúc.
Chúc bố mẹ thành công!
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, giai đoạn này vai trò của thầy cô và bố mẹ càng quan trọng. Nếu không biết cách khéo léo điều chỉnh, trẻ sẽ phát triển theo hướng bản năng và có phần chưa đúng đắn do nhận thức của trẻ chưa được hoàn thiện. Bố mẹ càng cố áp đặt trẻ, càng cứng rắn với trẻ ở giai đoạn này sẽ càng phản tác dụng. Bố mẹ nên hiểu rõ hơn con muốn gì để buông, nắm đúng lúc.
Chúc bố mẹ thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét