Khen ngợi trẻ là hành động được bố mẹ, thầy cô sử dụng một cách thường xuyên nhằm mục đích khuyến khích, tạo động lực cho trẻ phát triển và phát huy những hành động tốt. Nhưng khen ngợi như thế nào đúng cách thì có lẽ là điều nhiều bố mẹ và thầy cô chưa thực sự nắm rõ. Bài viết này sẽ một lần nữa giúp bố mẹ, thầy cô thấy được tầm quan trọng của việc khen ngợi trẻ cũng như làm thế nào để khen đúng cách, có hiệu quả?
1. Lý thuyết phát triển đạo đức
Theo một số nghiên cứu, hành động "khen ngợi trẻ" được giải thích và định hướng dựa trên lý thuyết phát triển đạo đức. Lý thuyết này cho rằng lập luận luân lý, hoặc cách mà các cá nhân suy nghĩ về các tình huống đạo đức, tiến bộ thông qua sự trưởng thành nhận thức, kinh nghiệm xã hội, và sự hòa nhập các giá trị xã hội (Eisenberg và cộng sự, 2006. Kohlberg, 1984). Trong quá trình phát triển, trẻ em và thanh thiếu niên theo thời gian dần dần xác định, tích hợp và tích hợp kiến thức xã hội và đạo đức bên ngoài vào hệ thống giá trị của chính họ và sử dụng các giá trị này để hướng dẫn lý luận và tự điều chỉnh hành vi của họ (Grolnick, Deci, & Ryan , 1997). Trong các lớp tiểu học ban đầu, hành vi của trẻ em được thúc đẩy chủ yếu bằng cách tìm kiếm phần thưởng hoặc sự chú ý và tránh những hậu quả trừng phạt.
2. Tại sao phải khen thưởng và khen ngợi trẻ?
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Định hướng động lực của trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường bên ngoài như loại khen ngợi mà trẻ em trải nghiệm (Cimpian, Arce, Markman, & Dweck, 2007; Kamins & Dweck, 1999; Mueller & Dweck, 1998; White, 1959). Cụ thể, các loại khen ngợi khác nhau và các cách khen ngợi cung cấp thông tin khác nhau về những gì có ý nghĩa trong việc đạt được mục tiêu của trẻ, và do đó dẫn đến các kết quả động lực khác nhau. (ví dụ như Cimpian và cộng sự, 2007). Điều này có thể hiểu đơn giản là mỗi hành động khen ngợi trẻ sẽ tạo ra một kết quả, động lực khác nhau dù là cùng một lời khen.
Chúng ta không thể bác bỏ rằng động cơ làm việc của một cá nhân luôn có sự xuất phát từ 2 phía song song của nguồn động lực: nội tại và ngoại tại. Xuất phát từ Động lực nội tại của bản thân, chúng ta làm việc bởi điều đó xuất phát từ nhu cầu, sở thích, sự tìm kiếm – tò mò cho câu trả lời và cùng với đó chúng ta tìm kiếm sự ghi nhận, ủng hộ, đồng cảm và đánh giá, khen ngợi từ cộng đồng, điểm này sẽ tạo nên động lực ngoại tại.
Đối với trẻ nhỏ, việc xác định được động lực nội tại là điều không hề dễ dàng nếu không muốn nói là khó khăn. Bởi con còn quá nhỏ, nhu cầu của con cũng rất đơn thuần, không đủ lớn để tạo thành động lực. Hay thậm chí, có những lúc động lực nội tại được xuất phát từ ham muốn, ý nghĩ khẳng định bản thân của mình nên thường dẫn đến những hành động chưa thực đúng đắn. Việc khen ngợi trẻ thích hợp chính là một phương án đề bắc cây cầu từ Động lực bên ngoài đi vào vùng Động lực nội tại của Con.
Sẽ thật khó khăn cho sự phát triển nếu một đứa trẻ lớn lên trong mội môi trường hoàn toàn thiếu vắng sự ghi nhận và khen ngợi?
Chúng ta không thể bác bỏ rằng động cơ làm việc của một cá nhân luôn có sự xuất phát từ 2 phía song song của nguồn động lực: nội tại và ngoại tại. Xuất phát từ Động lực nội tại của bản thân, chúng ta làm việc bởi điều đó xuất phát từ nhu cầu, sở thích, sự tìm kiếm – tò mò cho câu trả lời và cùng với đó chúng ta tìm kiếm sự ghi nhận, ủng hộ, đồng cảm và đánh giá, khen ngợi từ cộng đồng, điểm này sẽ tạo nên động lực ngoại tại.
Đối với trẻ nhỏ, việc xác định được động lực nội tại là điều không hề dễ dàng nếu không muốn nói là khó khăn. Bởi con còn quá nhỏ, nhu cầu của con cũng rất đơn thuần, không đủ lớn để tạo thành động lực. Hay thậm chí, có những lúc động lực nội tại được xuất phát từ ham muốn, ý nghĩ khẳng định bản thân của mình nên thường dẫn đến những hành động chưa thực đúng đắn. Việc khen ngợi trẻ thích hợp chính là một phương án đề bắc cây cầu từ Động lực bên ngoài đi vào vùng Động lực nội tại của Con.
Sẽ thật khó khăn cho sự phát triển nếu một đứa trẻ lớn lên trong mội môi trường hoàn toàn thiếu vắng sự ghi nhận và khen ngợi?
3. Khen thưởng trẻ thế nào là đúng?
Một nghiên cứu của George G. Bear và cộng sự tới từ School of Education, University of Delaware, Newark, Delaware 19716, USA đã chỉ ra rằng 2 điểm sai lầm trong việc khen ngợi trẻ.
Thứ nhatas, những phần thưởng hữu hình có thể gây hại cho động cơ nội tại. Điều này đặc biệt đúng khi các phần thưởng được sử dụng theo cách kiểm soát để tạo ra sự tuân thủ (ví dụ: "Nếu bạn cư xử, bạn sẽ kiếm được một vé")
Thứ hai, những lời khen ngợi không khuyến khích những hành vi làm chủ và khen ngợi một cách chung chung sẽ thúc đẩy những hành vi bất lực (Cimpian et al., 2007; Kamins & Dweck, 1999; Mueller & Dweck, 1998). Tức là sự khen ngợi không tập trung vào quá trình thực hiện hành vi của trẻ, mà tập trung vào kết quả hoạt động hoặc tố chất.
Vì vậy, bố mẹ, thầy cô nên tìm cách để tránh đi những sai lầm đó để tạo nên một "lời khen" hiệu quả.
Thứ nhatas, những phần thưởng hữu hình có thể gây hại cho động cơ nội tại. Điều này đặc biệt đúng khi các phần thưởng được sử dụng theo cách kiểm soát để tạo ra sự tuân thủ (ví dụ: "Nếu bạn cư xử, bạn sẽ kiếm được một vé")
Thứ hai, những lời khen ngợi không khuyến khích những hành vi làm chủ và khen ngợi một cách chung chung sẽ thúc đẩy những hành vi bất lực (Cimpian et al., 2007; Kamins & Dweck, 1999; Mueller & Dweck, 1998). Tức là sự khen ngợi không tập trung vào quá trình thực hiện hành vi của trẻ, mà tập trung vào kết quả hoạt động hoặc tố chất.
Vì vậy, bố mẹ, thầy cô nên tìm cách để tránh đi những sai lầm đó để tạo nên một "lời khen" hiệu quả.