Khen ngợi trẻ - một điều bố mẹ đã quá quen thuộc và trở thành một phần trong việc giáo dục, nuôi dạy trẻ nhưng khen như thế nào là đúng cách? Khen như thế nào để có hiệu quả thì có lẽ là điều không nhiều bố mẹ biết được. Dưới đây là một số mẹo giúp bố mẹ đưa ra được những "lời khen" lợi hại.
1. Sự khen ngợi phải được đặt trong mối quan hệ với đặc điểm văn hoá gia đình/lớp học và nét riêng biệt của từng đứa trẻ.
Nhiều khi lời khen không mang nhiều tác dụng như bố mẹ nghĩ hay thậm chí là nó tạo nên những tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Nên quan trọng hơn hết là cần đưa ra một "lời khen" đúng đắn - đúng thời điểm- đúng cách.
Việc tạo nên "lời khen" cũng không đơn giản như bố mẹ nghĩ, nó cũng chịu tác động bởi các yếu tố jung quanh đặc biệt là yếu tố văn hoá. Một nghiên cứu của Shui-fong Lam và cộng sự tại The University of Hong Kong đã cho thấy: “... Mặc dù có ý định tốt, nhưng khen ngợi nỗ lực có thể đóng vai trò là một nhân tố có khả năng gần như không tạo ra tác dụng đối với những người tin vào mối quan hệ nghịch giữa nỗ lực và khả năng. Niềm tin này có thể gây bất lợi cho trẻ em Trung Quốc - những người lớn lên trong một nền văn hoá chú trọng đến nỗ lực. Các nghiên cứu trước đây (ví dụ, Stevenson & Stigler, 1992) đã chỉ ra rằng cha mẹ và trẻ em Trung Quốc đánh giá thành tích học tập dựa trên nỗ lực . Nếu nỗ lực cao ngụ ý khả năng thấp, khen ngợi nỗ lực đặc biệt có hại cho trẻ em Trung Quốc. Hong (2001) đã lập luận rằng sự thừa nhận nỗ lực có thể không phải là một lời chúc cho trẻ em Trung Quốc nếu họ tin vào quy luật đảo ngược của mối quan hệ khả năng-nỗ lực.
Ví dụ này đã cho chúng ta thấy rằng: Sự áp dụng bất kỳ một phương pháp nào đó đều phải tính đến yếu tố môi trường văn hoá của cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống, những giá trị văn hoá mà chúng tiếp nhận. Chúng ta rất khó để lật lại những giá trị nghịch đảo với niềm tin văn hoá, thay vào đó sự linh hoạt lúc này được đề cao và cho là yếu tố quan trọng để áp dụng kỹ thuật Khen thưởng với trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tính đến cá tính riêng biệt của từng em bé: Có những em bé rất thích được khen ngợi bằng cách ghi nhận kết quả trước rồi mới phân tích quá trình; hoặc ngược lại. Nếu chúng ta không nắm rõ nét riêng biệt này, quá trình khen ngợi có thể bị kém hiệu quả. Bố mẹ nên nắm rõ tính cách, suy nghĩ của trẻ để đưa ra được cách khen ngợi phù hợp.
Cùng với đó là một mối quan tâm tới từ phía phụ huynh và giáo viên như: Liệu có nên để một người với tính cách nóng nảy hoặc Khí chất yếu thực hiện công tác khen thưởng trẻ? Sự phân công như thế nào là hợp lý cho các bố mẹ và giáo viên trong quá trình khen thưởng trẻ? Điều này cũng đặc biệt quan trọng mà bố mẹ, thầy cô nên lưu tâm.
Việc tạo nên "lời khen" cũng không đơn giản như bố mẹ nghĩ, nó cũng chịu tác động bởi các yếu tố jung quanh đặc biệt là yếu tố văn hoá. Một nghiên cứu của Shui-fong Lam và cộng sự tại The University of Hong Kong đã cho thấy: “... Mặc dù có ý định tốt, nhưng khen ngợi nỗ lực có thể đóng vai trò là một nhân tố có khả năng gần như không tạo ra tác dụng đối với những người tin vào mối quan hệ nghịch giữa nỗ lực và khả năng. Niềm tin này có thể gây bất lợi cho trẻ em Trung Quốc - những người lớn lên trong một nền văn hoá chú trọng đến nỗ lực. Các nghiên cứu trước đây (ví dụ, Stevenson & Stigler, 1992) đã chỉ ra rằng cha mẹ và trẻ em Trung Quốc đánh giá thành tích học tập dựa trên nỗ lực . Nếu nỗ lực cao ngụ ý khả năng thấp, khen ngợi nỗ lực đặc biệt có hại cho trẻ em Trung Quốc. Hong (2001) đã lập luận rằng sự thừa nhận nỗ lực có thể không phải là một lời chúc cho trẻ em Trung Quốc nếu họ tin vào quy luật đảo ngược của mối quan hệ khả năng-nỗ lực.
Ví dụ này đã cho chúng ta thấy rằng: Sự áp dụng bất kỳ một phương pháp nào đó đều phải tính đến yếu tố môi trường văn hoá của cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống, những giá trị văn hoá mà chúng tiếp nhận. Chúng ta rất khó để lật lại những giá trị nghịch đảo với niềm tin văn hoá, thay vào đó sự linh hoạt lúc này được đề cao và cho là yếu tố quan trọng để áp dụng kỹ thuật Khen thưởng với trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tính đến cá tính riêng biệt của từng em bé: Có những em bé rất thích được khen ngợi bằng cách ghi nhận kết quả trước rồi mới phân tích quá trình; hoặc ngược lại. Nếu chúng ta không nắm rõ nét riêng biệt này, quá trình khen ngợi có thể bị kém hiệu quả. Bố mẹ nên nắm rõ tính cách, suy nghĩ của trẻ để đưa ra được cách khen ngợi phù hợp.
Cùng với đó là một mối quan tâm tới từ phía phụ huynh và giáo viên như: Liệu có nên để một người với tính cách nóng nảy hoặc Khí chất yếu thực hiện công tác khen thưởng trẻ? Sự phân công như thế nào là hợp lý cho các bố mẹ và giáo viên trong quá trình khen thưởng trẻ? Điều này cũng đặc biệt quan trọng mà bố mẹ, thầy cô nên lưu tâm.
2. Đa dạng hoạt động khen ngợi về thời gian – cách thức.
Nhà tâm lý học B. Skinner đã chỉ ra rằng: Nếu một đứa trẻ được khen mỗi lần nó nói cảm ơn, thì lời khen chẳng mấy chốc mất đi giá trị. Trong cả 2 trường hợp, hành vi yếu đi theo thời gian và biến mất. Những phát hiện từ thí nghiệm với động vật dẫn B.Skinner tới 4 loại sơ đồ củng cố hành vi, dùng câu please làm ví dụ có thể thấy rằng:
* Khen thưởng liên tục: Khen mỗi lần trẻ nói Please
- Hiệu quả: Thấp/vừa
- Hiệu quả: Thấp/vừa
* Khen theo tỷ lệ cố định: Khen cố định ở lần thứ 4 và 6
- Hiệu quả: Thấp/vừa
- Hiệu quả: Thấp/vừa
* Khen theo quãng cố định: Khen mỗi khi trẻ nói Please theo 1 thời gian cố định ( 10 phút )
- Hiệu quả: Thấp/vừa
- Hiệu quả: Thấp/vừa
* Khen ngẫu nhiên: Khen không theo mẫu nào cả: Ví dụ, hôm nay khen ở lần thứ 3 trẻ nói Please, ngày mai khen ở lần thứ 6….
- Hiệu quả: Vừa/cao.
- Hiệu quả: Vừa/cao.
( Trích “Những lý thuyết học tập của trẻ em” )
Đó là một số tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được để bố mẹ có thể hiểu rõ sai lầm này và tránh. Và từ những mô hình trên, bố mẹ có thể thấy rằng một khi hành vi được thiết lập, tưởng thưởng được ban theo một sơ đồ cách quãng và thay đổi có hiệu quả cao nhất. Củng cố liên tục có thể dùng ở đầu quá trình, củng cố cách quãng và thay đổi có tác dụng lâu dài lên hành vi.
Đó là một số tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được để bố mẹ có thể hiểu rõ sai lầm này và tránh. Và từ những mô hình trên, bố mẹ có thể thấy rằng một khi hành vi được thiết lập, tưởng thưởng được ban theo một sơ đồ cách quãng và thay đổi có hiệu quả cao nhất. Củng cố liên tục có thể dùng ở đầu quá trình, củng cố cách quãng và thay đổi có tác dụng lâu dài lên hành vi.
Tiếp đó sự khen thưởng cần được đa dạng về cách thức sử dụng kỹ thuật khen ngợi dựa vào việc có thể tráo đổi vị trí thứ tự của mô hình khen thưởng; sử dụng các mẫu câu khác nhau cho từng lần khen thưởng; thay đổi hoạt động , lĩnh vực mà trẻ nhận được sự khen thưởng; thay đổi phần quà (nếu có) mà trẻ nhận được; thay đổi người giữ nhiệm vụ khen thưởng trẻ….. Việc linh hoạt các mẫu câu khen thưởng sẽ khiến trẻ cảm thấy không bị nhàm chán, luôn mới mẻ, điều này tạo nên tác động tốt hơn đối với trẻ.
Hy vọng, qua bài viết này bố mẹ, thầy cô sẽ hiểu rõ hơn về tác động cũng như ý nghĩa của lời khen và có được những lời khen "lợi hại".
Hy vọng, qua bài viết này bố mẹ, thầy cô sẽ hiểu rõ hơn về tác động cũng như ý nghĩa của lời khen và có được những lời khen "lợi hại".