Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017
Giảm tải khối lượng công việc với Sổ liên lạc điện tử
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Những mẹo để có được một lời khen đúng cách, tăng hiệu quả đối với trẻ
giaovienmamnon 22:02 khen ngợi trẻ đúng cách, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ No comments
1. Sự khen ngợi phải được đặt trong mối quan hệ với đặc điểm văn hoá gia đình/lớp học và nét riêng biệt của từng đứa trẻ.
Việc tạo nên "lời khen" cũng không đơn giản như bố mẹ nghĩ, nó cũng chịu tác động bởi các yếu tố jung quanh đặc biệt là yếu tố văn hoá. Một nghiên cứu của Shui-fong Lam và cộng sự tại The University of Hong Kong đã cho thấy: “... Mặc dù có ý định tốt, nhưng khen ngợi nỗ lực có thể đóng vai trò là một nhân tố có khả năng gần như không tạo ra tác dụng đối với những người tin vào mối quan hệ nghịch giữa nỗ lực và khả năng. Niềm tin này có thể gây bất lợi cho trẻ em Trung Quốc - những người lớn lên trong một nền văn hoá chú trọng đến nỗ lực. Các nghiên cứu trước đây (ví dụ, Stevenson & Stigler, 1992) đã chỉ ra rằng cha mẹ và trẻ em Trung Quốc đánh giá thành tích học tập dựa trên nỗ lực . Nếu nỗ lực cao ngụ ý khả năng thấp, khen ngợi nỗ lực đặc biệt có hại cho trẻ em Trung Quốc. Hong (2001) đã lập luận rằng sự thừa nhận nỗ lực có thể không phải là một lời chúc cho trẻ em Trung Quốc nếu họ tin vào quy luật đảo ngược của mối quan hệ khả năng-nỗ lực.
Ví dụ này đã cho chúng ta thấy rằng: Sự áp dụng bất kỳ một phương pháp nào đó đều phải tính đến yếu tố môi trường văn hoá của cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống, những giá trị văn hoá mà chúng tiếp nhận. Chúng ta rất khó để lật lại những giá trị nghịch đảo với niềm tin văn hoá, thay vào đó sự linh hoạt lúc này được đề cao và cho là yếu tố quan trọng để áp dụng kỹ thuật Khen thưởng với trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tính đến cá tính riêng biệt của từng em bé: Có những em bé rất thích được khen ngợi bằng cách ghi nhận kết quả trước rồi mới phân tích quá trình; hoặc ngược lại. Nếu chúng ta không nắm rõ nét riêng biệt này, quá trình khen ngợi có thể bị kém hiệu quả. Bố mẹ nên nắm rõ tính cách, suy nghĩ của trẻ để đưa ra được cách khen ngợi phù hợp.
Cùng với đó là một mối quan tâm tới từ phía phụ huynh và giáo viên như: Liệu có nên để một người với tính cách nóng nảy hoặc Khí chất yếu thực hiện công tác khen thưởng trẻ? Sự phân công như thế nào là hợp lý cho các bố mẹ và giáo viên trong quá trình khen thưởng trẻ? Điều này cũng đặc biệt quan trọng mà bố mẹ, thầy cô nên lưu tâm.
2. Đa dạng hoạt động khen ngợi về thời gian – cách thức.
- Hiệu quả: Thấp/vừa
- Hiệu quả: Thấp/vừa
- Hiệu quả: Thấp/vừa
- Hiệu quả: Vừa/cao.
Đó là một số tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được để bố mẹ có thể hiểu rõ sai lầm này và tránh. Và từ những mô hình trên, bố mẹ có thể thấy rằng một khi hành vi được thiết lập, tưởng thưởng được ban theo một sơ đồ cách quãng và thay đổi có hiệu quả cao nhất. Củng cố liên tục có thể dùng ở đầu quá trình, củng cố cách quãng và thay đổi có tác dụng lâu dài lên hành vi.
Hy vọng, qua bài viết này bố mẹ, thầy cô sẽ hiểu rõ hơn về tác động cũng như ý nghĩa của lời khen và có được những lời khen "lợi hại".
Nuôi dạy con sai cách từ chính những sai lầm khi khen ngợi trẻ
giaovienmamnon 21:31 khen ngợi trẻ đúng cách, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ No comments
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những lời khen ngợi không đúng cách còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là hai sai lầm khi khen ngợi trẻ thường gặp ở bố mẹ.
1. Sự khen thưởng mang đầy tính mơ hồ, không rõ ràng.
Ánh mắt, nụ cười thôi là không đủ để truyền tải thông điệp giữa người lớn với trẻ. Vì vậy sự khen ngợi phải được thể hiện ra bằng lời nói kết hợp với kế hoạch hành động cụ thể.
2. Khen ngợi tập trung vào quá trình thực hiện hành động.
Bố mẹ nên biết rằng trong hành động của trẻ luôn có những điểm đúng và sai, bố mẹ cần phân tích cả quá trình để đưa ra những điểm đó cho trẻ hay giúp trẻ nhìn rõ những điểm đúng mà khuyến khích để trẻ thực hiện tốt hơn. Quan trọng hơn là không mắc phải những sai lầm nhỏ trong hành động nữa.
Ví dụ: Bé lấy nước mời ông bà. Đây là hành động đúng đắn và thông thường bố mẹ sẽ khen ngợi trẻ. Nhưng lúc đó có thể theo phản xạ trẻ đưa nước bằng 1 tay hay lấy nước quá đầy khiến nước bị sóng ra sàn. Lúc này việc "phân tích cách thực hiện" sẽ giúp bố mẹ nắm rõ từng mấu chốt mà khen chê một cách đúng đắn.
Chính vì vậy, thay vì việc bố mẹ, thầy cô khen trẻ bằng những mẫu câu rất chung chung rằng: Con đã làm thật tốt; hoặc: Hôm nay con đã làm rất tốt, thậm chí là “ Cô ghi nhận sự cố gắng của con”…..mang tới cho trẻ sự hoang mang, và không có tính gợi mở.
Phụ huynh có thể dùng 1 số mẫu câu/kỹ thuật sau để tham khảo việc khen ngợi bé.
- Việc làm hôm nay của con đã được hoàn thành tới mức độ nào? Cảm giác vui sướng/hạnh phúc của Bố/Mẹ; Thầy/ cô khi chứng kiến điều đó?
- Việc làm hôm nay của Con đã tiến bộ như thế nào với hoạt động tương tự ở lần trước đó?
- Thảo luận cùng trẻ: Bằng cách nào Con đã đạt được kết quả tốt đẹp như thế này?
- Con đã vượt qua những khó khăn nào để đạt tới mục tiêu này? Tán dương các kỹ thuật mà con đã sử dụng.
- Thảo luận cùng trẻ: Làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa thành tích của Con ở những lần thực hiện sau?
- Trải nghiệm cảm giác của trẻ sau khi hoàn thành xong mục tiêu? Có sự khác biệt với những lần thực hiện trước không?
- Đặt niềm tin ở sự cố gắng của trẻ với những năng lực mà co
Một số kiến thức, kỹ năng khen ngợi trẻ đúng đắn bố mẹ và thầy cô cần biết
giaovienmamnon 20:48 khen ngợi trẻ đúng cách, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, Nuôi dạy trẻ No comments
1. Lý thuyết phát triển đạo đức
2. Tại sao phải khen thưởng và khen ngợi trẻ?
Chúng ta không thể bác bỏ rằng động cơ làm việc của một cá nhân luôn có sự xuất phát từ 2 phía song song của nguồn động lực: nội tại và ngoại tại. Xuất phát từ Động lực nội tại của bản thân, chúng ta làm việc bởi điều đó xuất phát từ nhu cầu, sở thích, sự tìm kiếm – tò mò cho câu trả lời và cùng với đó chúng ta tìm kiếm sự ghi nhận, ủng hộ, đồng cảm và đánh giá, khen ngợi từ cộng đồng, điểm này sẽ tạo nên động lực ngoại tại.
Đối với trẻ nhỏ, việc xác định được động lực nội tại là điều không hề dễ dàng nếu không muốn nói là khó khăn. Bởi con còn quá nhỏ, nhu cầu của con cũng rất đơn thuần, không đủ lớn để tạo thành động lực. Hay thậm chí, có những lúc động lực nội tại được xuất phát từ ham muốn, ý nghĩ khẳng định bản thân của mình nên thường dẫn đến những hành động chưa thực đúng đắn. Việc khen ngợi trẻ thích hợp chính là một phương án đề bắc cây cầu từ Động lực bên ngoài đi vào vùng Động lực nội tại của Con.
Sẽ thật khó khăn cho sự phát triển nếu một đứa trẻ lớn lên trong mội môi trường hoàn toàn thiếu vắng sự ghi nhận và khen ngợi?
3. Khen thưởng trẻ thế nào là đúng?
Thứ nhatas, những phần thưởng hữu hình có thể gây hại cho động cơ nội tại. Điều này đặc biệt đúng khi các phần thưởng được sử dụng theo cách kiểm soát để tạo ra sự tuân thủ (ví dụ: "Nếu bạn cư xử, bạn sẽ kiếm được một vé")
Thứ hai, những lời khen ngợi không khuyến khích những hành vi làm chủ và khen ngợi một cách chung chung sẽ thúc đẩy những hành vi bất lực (Cimpian et al., 2007; Kamins & Dweck, 1999; Mueller & Dweck, 1998). Tức là sự khen ngợi không tập trung vào quá trình thực hiện hành vi của trẻ, mà tập trung vào kết quả hoạt động hoặc tố chất.
Vì vậy, bố mẹ, thầy cô nên tìm cách để tránh đi những sai lầm đó để tạo nên một "lời khen" hiệu quả.
Đặc điểm, cách giải quyết khủng hoảng tuổi ở trẻ
giaovienmamnon 20:29 giai đoạn khủng hoảng của trẻ, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, Nuôi dạy trẻ No comments
Các giai đoạn khủng hoảng/ nhạy cảm của trẻ
Trong bài viết này, sẽ đi sâu và nghiên cứu kĩ về "khủng hoảng tuổi" - kiểu khủng hoảng được coi là phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ.
Khủng hoảng tuổi
Nguyên do và đặc điểm các giai đoạn khủng hoảng ở trẻ
giaovienmamnon 20:03 giai đoạn khủng hoảng của trẻ, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, Nuôi dạy trẻ No comments
Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến khủng hoảng tâm lý của trẻ được đưa ra để bố mẹ tìm hiểu.
1. Khủng hoảng sơ sinh (2 tháng – 1 tuổi )
Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng và đặc biệt là không nổi nóng với trẻ. Hãy cùng giúp con hoàn thiện bản thân và thích nghi với những thay đổi mà con đang phải tiếp nhận.
2. Khủng hoảng 1 tuổi (1 – 3 tuổi) - khủng hoảng tuổi ấu thơ
3. Khủng hoảng tuổi lên 3 (3 – 6 tuổi)
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, giai đoạn này vai trò của thầy cô và bố mẹ càng quan trọng. Nếu không biết cách khéo léo điều chỉnh, trẻ sẽ phát triển theo hướng bản năng và có phần chưa đúng đắn do nhận thức của trẻ chưa được hoàn thiện. Bố mẹ càng cố áp đặt trẻ, càng cứng rắn với trẻ ở giai đoạn này sẽ càng phản tác dụng. Bố mẹ nên hiểu rõ hơn con muốn gì để buông, nắm đúng lúc.
Chúc bố mẹ thành công!
Khen thưởng trẻ như thế nào là đúng?
giaovienmamnon 19:34 kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, Nuôi dạy trẻ No comments
Nuôi dạy trẻ là một trong những vấn đề rất khó khăn, nhất là với trẻ ở giai đoạn mầm non bởi trẻ ở giai đoạn này chịu tác động lớn nhất từ các yếu tố xung quanh. Quan trọng hơn, những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, mỗi hành động của bố mẹ đối với trẻ đều mang một ý nghĩa riêng.
Đây là một bài viết tổng hợp các quan điểm Khoa học tâm lý và Thực tiễn về vai trò, ỹ nghĩa của việc khen thưởng đối với sự học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ đặc biệt hữu ích cho phụ huynh và thầy cô.
1. Vì sao cần khen ngợi trẻ đúng cách?
“Một nén tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” . Trong con người luôn tồn tại 2 dạng động lực song song đó là Động lực nội tại - động lực do bản thân tự tạo ra và Động lực bên ngoài - động lực xuất hiện và phát triển nhờ yếu tố bên ngoài; và điều này không thay đổi dù là trẻ. Lời khen thưởng lâu nay được hoặc bị xem như một cách tạo nên Động lực bên ngoài của cá nhân, khiến kích thích và tạo nên những hành động tốt đẹp. Nhưng không phải khen như thế nào cũng tạo ra hiệu quả, khen thưởng trẻ không đúng cách còn có thể tạo nên kết quả lệch hướng mong muốn ban đầu. V làm sao chúng ta chọn ra những chiến lược khen thưởng đúng cách đối với hoạt động học tập của trẻ?
1. Vì sao cần khen ngợi trẻ đúng cách?
2. Khen ngợi tập trung vào quá trình thực hiện hành động.
2. Khen ngợi tập trung vào quá trình thực hiện hành động.
Ghi nhận hành động – Phân tích cách thực hiện – Tán dương sự phát triển, tăng trưởng – Lập kế hoạch cho tương lai. Hầu như chúng ta đều thực hiện đầy đủ các bước đó ngoại trừ "phân tích hành động", nhưng chính điều này là nguyên nhân đã tạo nên những kết quả không mong muốn.
Ý nghĩa của việc "phân tích hành động" để nắm rõ trẻ đã làm đúng ở đâu? Làm đúng như thế nào? Điểm nào cần đăc biệt khen ngợi và nhấn mạnh. Phải như vậy, trẻ mới nhận thức một cách rõ ràng được những gì mình đã làm và tiếp tục phát huy những điểm đúng đắn đó về sau. Điều này đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc "lập kế hoạch cho tương lai" của bố mẹ đối với trẻ. Bởi chỉ khi biết rõ, bố mẹ mới động viên, khuyến khích trẻ một cách chính xác những gì chúng cần làm trong tương lai.
Vì vậy, thay vì việc chúng ta khen thưởng trẻ bằng những mẫu câu rất chung chung rằng: Con đã làm thật tốt; hoặc: Hôm nay con đã làm rất tốt, thậm chí là “ Cô ghi nhận sự cố gắng của con”…..mang tới cho trẻ sự hoang mang, và không có tính gợi mở. Bố mẹ nên thay thế bằng 1 số chiến lược theo mô hình khen thưởng trẻ như sau:
Phụ huynh có thể dùng 1 số mẫu câu/kỹ thuật sau để tham khảo việc khen ngợi bé.
- Việc làm hôm nay của con đã được hoàn thành tới mức độ nào? Cảm giác vui sướng/hạnh phúc của Bố/Mẹ; Thầy/ cô khi chứng kiến điều đó?
- Việc làm hôm nay của Con đã tiến bộ như thế nào với hoạt động tương tự ở lần trước đó?
- Thảo luận cùng trẻ: Bằng cách nào Con đã đạt được kết quả tốt đẹp như thế này?
- Con đã vượt qua những khó khăn nào để đạt tới mục tiêu này? Tán dương các kỹ thuật mà con đã sử dụng.
- Thảo luận cùng trẻ: Làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa thành tích của Con ở những lần thực hiện sau?
- Trải nghiệm cảm giác của trẻ sau khi hoàn thành xong mục tiêu? Có sự khác biệt với những lần thực hiện trước không?
- Đặt niềm tin ở sự cố gắng của trẻ với những năng lực mà con có; không đề cao một tố chất chung chung (thông minh, xinh đẹp…)
Với những cách nói này sẽ chỉ rõ cho trẻ hành động tốt, đúng đắn thay vì một cách chung chung khiến trẻ cũng không rõ mình đã làm gì đúng. Sau bài viết, bố mẹ chắc chắn đã cho mình thêm được một kinh nghiệm quý báu trong việc nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
Tạo độ tin tưởng của phụ huynh bằng ứng dụng quản lý trường mầm non
giaovienmamnon 03:04 Phần mềm quản lý trường mầm non, Quản lý trường mầm non, Ứng dụng quản lý trường mầm non No comments
Ứng dụng quản lý trường mầm non
Tạo ấn tượng với phụ huynh bằng ứng dụng quản lý trường mầm non
Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017
Cách quản lý giáo viên mầm non chất lượng
giaovienmamnon 00:54 Phần mềm quản lý giáo viên mầm non, Quản lý giáo viên mầm non No comments
Tìm hiểu về cách quản lý giáo viên mầm non mới
Lợi ích của việc sử dụng cách quản lý giáo viên mầm non chất lượng
Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017
Mô tả tính năng phần mềm quản lý học sinh
giaovienmamnon 21:31 Hệ thống phần mềm quản lý học sinh, Phần mềm quản lý học sinh No comments
Phần mềm quản lý học sinh là gì?
Vì sao nên sử dụng hệ thống phần mềm quản lý học sinh?
Một hình thức giảng dạy phù hợp luôn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cả thể trạng lẫn tinh thần. Vì vậy, việc quan sát và đưa ra những bài giảng hợp lý là điều vô cùng cần thiết.
Nhà trường hãy đưa ra lựa chọn thông minh trong việc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý học sinh nhé!