Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những lời khen ngợi không đúng cách còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là hai sai lầm khi khen ngợi trẻ thường gặp ở bố mẹ.
1. Sự khen thưởng mang đầy tính mơ hồ, không rõ ràng.
Thầy cô, bố mẹ nên nhớ rằng, đối tượng chúng ta thực hiện hành vi Khen thưởng là trẻ em, nhất là đối với học sinh Mầm non trong độ tuổi từ 2 – 6, năng lực đồng cảm và thấu hiểu, cũng như trí tuệ cảm xúc của trẻ là chưa hoàn thiện hay có những va chạm, kinh nghiệm cuộc sống để có thể nhìn từ những ánh mắt – biểu cảm khuôn mặt của thầy cô, bố mẹ mà đoán ra rằng ta đang khen ngợi trẻ hay ghi nhận trẻ; muốn giúp đỡ trẻ hay kỷ luật trẻ. Những hành động không rõ ràng này từ phía phụ huynh và giáo viên sẽ chỉ làm cho con trở nên hoang mang và đặt con vào trạng thái nghi ngờ, thiếu sự tin tưởng. Ở mức độ khác thì trẻ còn không thèm bận tâm về biểu cảm đó của bố mẹ như vậy thì sự khen ngợi không còn mang lại ý nghĩa gì cả!
Đối với sự đơn thuần của trẻ nhỏ, trẻ sẽ trực tiếp tiếp nhận thông tin nhanh nhất qua lời nói. Vì vậy, mặc dù bố mẹ có ôm trẻ hằng ngày nhưng không một lần nói yêu con thì cũng thật khó khăn để con có thể cảm nhận điều đó một cách chính xác. Ngược lại, nếu bố mẹ nói cho trẻ biết điều đó cộng thêm những hành động thân thiết chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết được rằng bố mẹ yêu mình nhiều đến mức nào. Vì vậy, bố mẹ không thể trách một em bé rằng: Tại sao Mẹ yêu con mà con không yêu mẹ? Trong khi bố mẹ hàng ngày không hề nói với Con một câu thể hiện rằng chúng ta yêu trẻ như thế nào.
Ánh mắt, nụ cười thôi là không đủ để truyền tải thông điệp giữa người lớn với trẻ. Vì vậy sự khen ngợi phải được thể hiện ra bằng lời nói kết hợp với kế hoạch hành động cụ thể.
Ánh mắt, nụ cười thôi là không đủ để truyền tải thông điệp giữa người lớn với trẻ. Vì vậy sự khen ngợi phải được thể hiện ra bằng lời nói kết hợp với kế hoạch hành động cụ thể.
2. Khen ngợi tập trung vào quá trình thực hiện hành động.
"Lời khen" thường được xây dựng qua một quy trình từ ghi nhận hành động – Phân tích cách thực hiện – Tán dương sự phát triển, tăng trưởng – Lập kế hoạch cho tương lai. Và thông thường, lời khen được tạo dựng từ quy trình hoàn chỉnh như vậy mới mang được hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, bố mẹ thường bỏ đi bước "phân tích cách hành động" mà khen trẻ một cách chung chung. Điều này lặp lại gần giống sai lầm ở phía trên. Việc khen ngợi trẻ như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy hoang mang, hay hiểu lầm.
Bố mẹ nên biết rằng trong hành động của trẻ luôn có những điểm đúng và sai, bố mẹ cần phân tích cả quá trình để đưa ra những điểm đó cho trẻ hay giúp trẻ nhìn rõ những điểm đúng mà khuyến khích để trẻ thực hiện tốt hơn. Quan trọng hơn là không mắc phải những sai lầm nhỏ trong hành động nữa.
Ví dụ: Bé lấy nước mời ông bà. Đây là hành động đúng đắn và thông thường bố mẹ sẽ khen ngợi trẻ. Nhưng lúc đó có thể theo phản xạ trẻ đưa nước bằng 1 tay hay lấy nước quá đầy khiến nước bị sóng ra sàn. Lúc này việc "phân tích cách thực hiện" sẽ giúp bố mẹ nắm rõ từng mấu chốt mà khen chê một cách đúng đắn.
Chính vì vậy, thay vì việc bố mẹ, thầy cô khen trẻ bằng những mẫu câu rất chung chung rằng: Con đã làm thật tốt; hoặc: Hôm nay con đã làm rất tốt, thậm chí là “ Cô ghi nhận sự cố gắng của con”…..mang tới cho trẻ sự hoang mang, và không có tính gợi mở.
Phụ huynh có thể dùng 1 số mẫu câu/kỹ thuật sau để tham khảo việc khen ngợi bé.
- Việc làm hôm nay của con đã được hoàn thành tới mức độ nào? Cảm giác vui sướng/hạnh phúc của Bố/Mẹ; Thầy/ cô khi chứng kiến điều đó?
- Việc làm hôm nay của Con đã tiến bộ như thế nào với hoạt động tương tự ở lần trước đó?
- Thảo luận cùng trẻ: Bằng cách nào Con đã đạt được kết quả tốt đẹp như thế này?
- Con đã vượt qua những khó khăn nào để đạt tới mục tiêu này? Tán dương các kỹ thuật mà con đã sử dụng.
- Thảo luận cùng trẻ: Làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa thành tích của Con ở những lần thực hiện sau?
- Trải nghiệm cảm giác của trẻ sau khi hoàn thành xong mục tiêu? Có sự khác biệt với những lần thực hiện trước không?
- Đặt niềm tin ở sự cố gắng của trẻ với những năng lực mà co
Bố mẹ nên biết rằng trong hành động của trẻ luôn có những điểm đúng và sai, bố mẹ cần phân tích cả quá trình để đưa ra những điểm đó cho trẻ hay giúp trẻ nhìn rõ những điểm đúng mà khuyến khích để trẻ thực hiện tốt hơn. Quan trọng hơn là không mắc phải những sai lầm nhỏ trong hành động nữa.
Ví dụ: Bé lấy nước mời ông bà. Đây là hành động đúng đắn và thông thường bố mẹ sẽ khen ngợi trẻ. Nhưng lúc đó có thể theo phản xạ trẻ đưa nước bằng 1 tay hay lấy nước quá đầy khiến nước bị sóng ra sàn. Lúc này việc "phân tích cách thực hiện" sẽ giúp bố mẹ nắm rõ từng mấu chốt mà khen chê một cách đúng đắn.
Chính vì vậy, thay vì việc bố mẹ, thầy cô khen trẻ bằng những mẫu câu rất chung chung rằng: Con đã làm thật tốt; hoặc: Hôm nay con đã làm rất tốt, thậm chí là “ Cô ghi nhận sự cố gắng của con”…..mang tới cho trẻ sự hoang mang, và không có tính gợi mở.
Phụ huynh có thể dùng 1 số mẫu câu/kỹ thuật sau để tham khảo việc khen ngợi bé.
- Việc làm hôm nay của con đã được hoàn thành tới mức độ nào? Cảm giác vui sướng/hạnh phúc của Bố/Mẹ; Thầy/ cô khi chứng kiến điều đó?
- Việc làm hôm nay của Con đã tiến bộ như thế nào với hoạt động tương tự ở lần trước đó?
- Thảo luận cùng trẻ: Bằng cách nào Con đã đạt được kết quả tốt đẹp như thế này?
- Con đã vượt qua những khó khăn nào để đạt tới mục tiêu này? Tán dương các kỹ thuật mà con đã sử dụng.
- Thảo luận cùng trẻ: Làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa thành tích của Con ở những lần thực hiện sau?
- Trải nghiệm cảm giác của trẻ sau khi hoàn thành xong mục tiêu? Có sự khác biệt với những lần thực hiện trước không?
- Đặt niềm tin ở sự cố gắng của trẻ với những năng lực mà co
0 nhận xét:
Đăng nhận xét