Nuôi dạy trẻ là một trong những vấn đề rất khó khăn, nhất là với trẻ ở giai đoạn mầm non bởi trẻ ở giai đoạn này chịu tác động lớn nhất từ các yếu tố xung quanh. Quan trọng hơn, những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, mỗi hành động của bố mẹ đối với trẻ đều mang một ý nghĩa riêng.
Đây là một bài viết tổng hợp các quan điểm Khoa học tâm lý và Thực tiễn về vai trò, ỹ nghĩa của việc khen thưởng đối với sự học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ đặc biệt hữu ích cho phụ huynh và thầy cô.
1. Vì sao cần khen ngợi trẻ đúng cách?
“Một nén tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” . Trong con người luôn tồn tại 2 dạng động lực song song đó là Động lực nội tại - động lực do bản thân tự tạo ra và Động lực bên ngoài - động lực xuất hiện và phát triển nhờ yếu tố bên ngoài; và điều này không thay đổi dù là trẻ. Lời khen thưởng lâu nay được hoặc bị xem như một cách tạo nên Động lực bên ngoài của cá nhân, khiến kích thích và tạo nên những hành động tốt đẹp. Nhưng không phải khen như thế nào cũng tạo ra hiệu quả, khen thưởng trẻ không đúng cách còn có thể tạo nên kết quả lệch hướng mong muốn ban đầu. V làm sao chúng ta chọn ra những chiến lược khen thưởng đúng cách đối với hoạt động học tập của trẻ?
Đây là một bài viết tổng hợp các quan điểm Khoa học tâm lý và Thực tiễn về vai trò, ỹ nghĩa của việc khen thưởng đối với sự học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ đặc biệt hữu ích cho phụ huynh và thầy cô.
1. Vì sao cần khen ngợi trẻ đúng cách?
2. Khen ngợi tập trung vào quá trình thực hiện hành động.
2. Khen ngợi tập trung vào quá trình thực hiện hành động.
Theo một số nghiên cứu khoa học, hành động "Khen thưởng" là kết quả của một quá trình như sau :
Ghi nhận hành động – Phân tích cách thực hiện – Tán dương sự phát triển, tăng trưởng – Lập kế hoạch cho tương lai. Hầu như chúng ta đều thực hiện đầy đủ các bước đó ngoại trừ "phân tích hành động", nhưng chính điều này là nguyên nhân đã tạo nên những kết quả không mong muốn.
Ý nghĩa của việc "phân tích hành động" để nắm rõ trẻ đã làm đúng ở đâu? Làm đúng như thế nào? Điểm nào cần đăc biệt khen ngợi và nhấn mạnh. Phải như vậy, trẻ mới nhận thức một cách rõ ràng được những gì mình đã làm và tiếp tục phát huy những điểm đúng đắn đó về sau. Điều này đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc "lập kế hoạch cho tương lai" của bố mẹ đối với trẻ. Bởi chỉ khi biết rõ, bố mẹ mới động viên, khuyến khích trẻ một cách chính xác những gì chúng cần làm trong tương lai.
Vì vậy, thay vì việc chúng ta khen thưởng trẻ bằng những mẫu câu rất chung chung rằng: Con đã làm thật tốt; hoặc: Hôm nay con đã làm rất tốt, thậm chí là “ Cô ghi nhận sự cố gắng của con”…..mang tới cho trẻ sự hoang mang, và không có tính gợi mở. Bố mẹ nên thay thế bằng 1 số chiến lược theo mô hình khen thưởng trẻ như sau:
Phụ huynh có thể dùng 1 số mẫu câu/kỹ thuật sau để tham khảo việc khen ngợi bé.
- Việc làm hôm nay của con đã được hoàn thành tới mức độ nào? Cảm giác vui sướng/hạnh phúc của Bố/Mẹ; Thầy/ cô khi chứng kiến điều đó?
- Việc làm hôm nay của Con đã tiến bộ như thế nào với hoạt động tương tự ở lần trước đó?
- Thảo luận cùng trẻ: Bằng cách nào Con đã đạt được kết quả tốt đẹp như thế này?
- Con đã vượt qua những khó khăn nào để đạt tới mục tiêu này? Tán dương các kỹ thuật mà con đã sử dụng.
- Thảo luận cùng trẻ: Làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa thành tích của Con ở những lần thực hiện sau?
- Trải nghiệm cảm giác của trẻ sau khi hoàn thành xong mục tiêu? Có sự khác biệt với những lần thực hiện trước không?
- Đặt niềm tin ở sự cố gắng của trẻ với những năng lực mà con có; không đề cao một tố chất chung chung (thông minh, xinh đẹp…)
Với những cách nói này sẽ chỉ rõ cho trẻ hành động tốt, đúng đắn thay vì một cách chung chung khiến trẻ cũng không rõ mình đã làm gì đúng. Sau bài viết, bố mẹ chắc chắn đã cho mình thêm được một kinh nghiệm quý báu trong việc nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Ghi nhận hành động – Phân tích cách thực hiện – Tán dương sự phát triển, tăng trưởng – Lập kế hoạch cho tương lai. Hầu như chúng ta đều thực hiện đầy đủ các bước đó ngoại trừ "phân tích hành động", nhưng chính điều này là nguyên nhân đã tạo nên những kết quả không mong muốn.
Ý nghĩa của việc "phân tích hành động" để nắm rõ trẻ đã làm đúng ở đâu? Làm đúng như thế nào? Điểm nào cần đăc biệt khen ngợi và nhấn mạnh. Phải như vậy, trẻ mới nhận thức một cách rõ ràng được những gì mình đã làm và tiếp tục phát huy những điểm đúng đắn đó về sau. Điều này đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc "lập kế hoạch cho tương lai" của bố mẹ đối với trẻ. Bởi chỉ khi biết rõ, bố mẹ mới động viên, khuyến khích trẻ một cách chính xác những gì chúng cần làm trong tương lai.
Vì vậy, thay vì việc chúng ta khen thưởng trẻ bằng những mẫu câu rất chung chung rằng: Con đã làm thật tốt; hoặc: Hôm nay con đã làm rất tốt, thậm chí là “ Cô ghi nhận sự cố gắng của con”…..mang tới cho trẻ sự hoang mang, và không có tính gợi mở. Bố mẹ nên thay thế bằng 1 số chiến lược theo mô hình khen thưởng trẻ như sau:
Phụ huynh có thể dùng 1 số mẫu câu/kỹ thuật sau để tham khảo việc khen ngợi bé.
- Việc làm hôm nay của con đã được hoàn thành tới mức độ nào? Cảm giác vui sướng/hạnh phúc của Bố/Mẹ; Thầy/ cô khi chứng kiến điều đó?
- Việc làm hôm nay của Con đã tiến bộ như thế nào với hoạt động tương tự ở lần trước đó?
- Thảo luận cùng trẻ: Bằng cách nào Con đã đạt được kết quả tốt đẹp như thế này?
- Con đã vượt qua những khó khăn nào để đạt tới mục tiêu này? Tán dương các kỹ thuật mà con đã sử dụng.
- Thảo luận cùng trẻ: Làm thế nào để có thể phát triển hơn nữa thành tích của Con ở những lần thực hiện sau?
- Trải nghiệm cảm giác của trẻ sau khi hoàn thành xong mục tiêu? Có sự khác biệt với những lần thực hiện trước không?
- Đặt niềm tin ở sự cố gắng của trẻ với những năng lực mà con có; không đề cao một tố chất chung chung (thông minh, xinh đẹp…)
Với những cách nói này sẽ chỉ rõ cho trẻ hành động tốt, đúng đắn thay vì một cách chung chung khiến trẻ cũng không rõ mình đã làm gì đúng. Sau bài viết, bố mẹ chắc chắn đã cho mình thêm được một kinh nghiệm quý báu trong việc nuôi dạy trẻ tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét